Nguyễn Trãi Quốc Âm Từ Điển
A Dictionary of 15th Century Ancient Vietnamese
Trần Trọng Dương.

Quốc Ngữ hoặc Hán-Nôm:

Phần giải nghĩa song tiết hoá
gày 𤷍
◎ Kiểu tái lập: *?gaj² (*a- gày). ở vị trí 1.4, ngữ tố này chuẩn đối với “trốn”, cả hai có thể đều được song tiết hoá thành “*a- gày” và “*tơ- rốn”. ở vị trí 15.2 thì câu thơ đã đủ bảy chữ. Chứng tỏ giai đoạn thế kỷ XV, đã có song thức ngữ âm. Thế kỷ XII, ngữ tố này được ghi bằng chữ Nôm e1 阿計 [Phật Thuyết: 21a9; xem HT Ngọ 1999: 58, 61, 111, 114, 115; Shimizu Masaaki 2002: 768].
tt. trái với béo. (Thủ vĩ ngâm 1.4)‖ Bề sáu mươi dư tám chín thu, lưng gày da sảy, tướng lù cù. (Ngôn chí 15.2).
gánh 扛
◎ Nôm: 梗 âm phiên thiết: giang, AHV: công, ABK: káng. gồng trong gồng gánh, ghính, cáng trong cáng đáng, công trong công kênh. Âm HTC: *kruŋ (Lý Phương Quế), *kroŋ (Baxter). Kiểu tái lập ở thế kỷ XV: ?gaɲ⁵ (*a-gánh), có khả năng được song tiết hoá thành *a- gánh, chuẩn đối với *cơ- lui (*klui¹). Về *?g- xin xem HT Ngọ (1999: 58, 61, 111, 114, 115), Shimizu Masaaki (2002: 768). Ss đối ứng tam, dam (21 thổ ngữ), tliəŋ (3 thổ ngữ) [NV Tài 2005: 220]. Như vậy, “gánh” gốc Hán, “đem”/ “đam” gốc Việt-Mường. Hình thái có tl- có khả năng gốc Nam Á.
đgt. đảm đương. Gánh, khôn đương quyền tướng phủ; lui, ngõ được đất Nho thần. (Trần tình 37.3).
góc 角
◎ Nôm: 谷 AHV: giác, lưu tích trong tam giác, tứ giác. Âm HTC: *krok (Baxter), *kruk (Lý Phương Quế), lưu tích thuỷ âm kép còn trong từ song tiết hoá: 角落 (Giác lạc). AHV: giác.
dt. HVVD mé rìa (của một không gian). Góc thành nam, lều một căn, no nước uống, thiếu cơm ăn. (Thủ vĩ ngâm 1.1, 1.8). Tiếng Hán chỉ dùng góc cửa (門角), góc tường (墙角).
gạch 甓
◎ 󰍮, tục tự của bích 甓 (gạch), là chữ Nôm đọc nghĩa, chữ này đồng nguyên với bích 壁 (vách: cái xây bằng gạch). Kiểu tái lập: ?gak⁶ (a- gạch). Về ?g- [xem HT Ngọ 1999: 58, 61, 111, 114, 115]. Shimizu Masaaki cho rằng các ví dụ gày, gõ thuộc cấu trúc song âm tiết [2002: 768]. “gạch” (với *?g-) chuẩn đối với “sừng” (với *kr-) và đều được song tiết hoá.
dt. viên đất nung dùng để xây nhà. Gạch khoảng nào bày với ngọc, sừng hằng những mọc qua tai. (Tự thán 92.3). Các bản khác đều phiên “gạch quẳng”, cho là điển “phao chuyên dẫn ngọc 拋磚引玉 (ném gạch ra để dẫn dụ ngọc đến) để nói về chuyện làm thơ [cụ thể xem TT Dương 2013c]. ở đây phiên “gạch khoảng nào bày với ngọc” dẫn điển 瓦玉集糅 (ngoã ngọc tập nhu) tương đương với thành ngữ “vàng thau lẫn lộn” trong tiếng Việt. Vương Sung đời Hán trong sách Luận Hành viết: “Hư vọng lại mạnh hơn chân thực, quả là loạn trong đời loạn, người chẳng biết đâu phải đâu trái, chẳng phân biệt màu đỏ màu tía, chung chạ bừa bãi, gạch ngói chất bừa, ta lấy tâm ta mà nói về những chuyện đó, há lòng ta có thể chịu được chăng?’” (虛妄顯於真實誠亂於偽世人不悟是非不定紫朱雜厠瓦玉集糅以情言之豈吾心所能忍哉). Nguyễn Trãi đã dùng thành ngữ này để đối với một thành ngữ khác ở câu dưới là “sừng mọc quá tai”, thành ngữ sau là một thành ngữ thuần Việt, gần nghĩa như câu hậu sinh khả úy. x. khoảng.
rửa 瀉 / 𣳮
AHV: tả. Kiểu tái lập từ ngữ liệu của Chu Lễ: *sah [Schuessler 2007: 537]. Nguyễn tài cẩn gợi ý đến khả năng song tiết hoá ở Việt-Chứt [1997: 118]. Cứ liệu ngữ âm hiện còn cho phép xác định đó có khả năng là tổ hợp phụ âm đầu: rửa ráy được ghi bằng 𪡉󱞮 (cá 个+ lã 呂,cá 个+ tái 塞), kiểu tái lập có thể là *ksả *ksái, nguyên văn: rửa ráy rén hót nhơ <洗濯頻除穢 (Phật Thuyết 15a5). Cứ liệu ngữ nghĩa: rửa được ghi bằng chữ Nôm 𤀗 ở thế kỷ XVI-XVII được dùng để đối dịch chữ tẩy 洗: lời nhơ nói xấu, phiền ngươi rửa đấy ← 蕪辭穢語煩公洗之 (TKML i 13b12). Như thế, chữ rửa ráy 瀉洗 là một từ Hán Việt Việt tạo. Quá trình biến đổi ngữ âm từ Hán sang Việt như sau: *sah *sai>*ksả *ksái> rửa ráy. *ksả *ksái là âm HHVH ở tiếng Việt tiền cổ, rửa ráy là âm HHVH ở giai đoạn tiếng Việt cổ (xiii- xvi), đến nay vẫn dùng. Tương ứng: đi tả/ đi rửa. Từ Hán Việt như tả lị, trong đó thổ tả 吐瀉 (trên nôn dưới rửa) còn cho lối nói đi rửa ruột, sau được dùng để rủa: đồ thổ tả. rửa xuất hiện trong một số từ kép và một số kết hợp như: rửa ráy, giặt rửa, gột rửa, rửa thù, rửa hận, rửa nhục, rửa tội, rửa chân tay, rửa ảnh, rửa tiền. sớm rửa cưa trưa mài đục. Thng Phiên khác: tả: chảy rốc xuống (TVG, ĐDA, BVN), dã: giải, làm cho bớt sức theo ghi nhận của Paulus của 1895 và Génibrel 1898 (Schneider, MQL, PL).
đgt. (mưa, thác) tưới xuống, đổ xuống. Lục Du trong bài Vũ dạ có câu: “Mưa rào như suối rửa ngòi sâu, nhà không nằm trước ngọn đèn sầu.” (急雨如河瀉瓦溝,空堂卧對一燈幽 cấp vũ như hà tả ngoã câu, không đường ngoại đối nhất đăng u). Tào khê rửa nghìn tầm suối, sạch chẳng còn một chút phàm. (Thuật hứng 64.7), chữ rửa ở câu này dùng với hai nghĩa, ở câu trên là tả cảnh thác đổ, nhưng khi ý thơ vắt dòng xuống câu dưới thì rửa đã mang nghĩa gột rửa. Đây là một ví dụ nữa cho việc chơi chữ nước đôi có hệ thống và có chủ ý trong thơ Nguyễn Trãi.
đgt. gột cho hết (bẩn, buồn,…), rửa cho sạch. thuỷ hử toàn truyện có câu: “Ngâm thơ như muốn rửa sầu ngàn cân.” (吟詩欲瀉百重愁 ngâm thi dục tả bách trọng sầu). Rửa lòng thanh, vị núc nác, vun đất ải, rãnh mùng tơi. (Ngôn chí 10.3)‖ Say mùi đạo chè ba chén, rửa lòng phiền thơ bốn câu. (Thuật hứng 58.6)‖ (Tự thuật 114.6). Hiện còn nói: mưa rửa chùa, mưa rửa núi.